ĐÌNH AN NHƠN, PHƯỜNG ĐIỆN PHƯƠNG
- Tên di tích: Đình An Nhơn
- 2. Loại di tích:Lịch sử văn hóa
- 3. Quyết định:Đình An Nhơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2003 theo quyết định Số 4451/QĐ-UB ngày 30/12/2011của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam.
- Địa chỉ di tích: Khối phố Thanh Chiêm 2, phường Điện Phương, Thị xã Điện Bàn.
- 5. Tóm lược thông tin về di tích:
Đình An Nhơn thuộc khối phố Thanh Chiêm 2, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Diện tích bảo vệ là: 355 m2.
Đình An Nhơn trước đây được dân làng lập trên khu đất gần bến Văn Đông, do nằm sát sông Thu Bồn nên hằng năm đến mùa mưa lũ xói lở đất làm hư hại đình, những vị có chức sắc trong làng bèn họp, chọn ngày, chọn đất chuyển đình An Nhơn về tại xứ đất Lương Hòa, xã An Nhơn thuộc tổng An Nhơn Trung, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố Thanh Chiêm, phường Điện Phương, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Theo bản dịch văn bia ở Đình An Nhơn, nguyên ngôi đình cũ nằm vị trí không thuận lợi, nước lũ hằng năm xói lở, nguy cơ sụp đình xuống sông, nên năm Thành Thái thứ 12 (1900), các vị có chức sắc trong làng như Thông lại Ngô Quan Thiều, Viên tử Trần Điềm, Hội chủ lão nhiêu Võ Văn Trung, Đốc công Nguyên thủ sắc Trần Văn Giáo và Nguyễn Văn Bính, Lý trưởng Nguyễn Văn Cương, Thọ Biện Huỳnh Văn Tân, Cựu Xí Trưởng Nguyễn Văn Hòa, Xí trưởng Trần Văn Nga, Chuyên biện Nguyễn Hữu Trí và các ông Trần văn Du, Nguyễn Văn Bồi, Ngô Quang Thuận là người dân của làng đã tham gia đóng góp, tổng cộng được 25 đồng, 241 quan tiền, người góp nhiều nhất là ông Võ Văn Trung, Trần Văn Giáo, Nguyễn Văn Bình mỗi người 40 quan tiền,để di dời ngôi đình đến vùng đất xứ Lương Hòa, thuộc phía Tây của làng.
Từ Minh Mạng đến Bảo Đại, trải qua các triều vua, mỗi dịp vui mừng lễ lớn đều ban ân điển sắc phong cho các vị thần của đình làng đã có công che chở nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước (có 15 sắc phong còn được lưu giữ đến ngày nay). Trong đó có sắc phong cho vị thánh bà được thờ tại Miếu Bà cách Đình 500m về hướng Nam sát sông Thu Bồn cũng là một vị thần của làng An Nhơn và được lưu giữ tại Đình An Nhơn.
Trong kháng chiến chống Pháp đình An Nhơn là địa điểm thường xuyên tổ chức các cuộc mitting để phổ biến những đường lối, chủ trương của Đảng, vận động quần chúng tham gia đấu tranh với kẻ thù.
Đình An Nhơn là một công trình văn hoá có chiều dài lịch sử lâu đời từ thời Chúa Nguyễn lập Dinh trấn Quảng Nam. Đình còn lưu giữ các sắc phong của vua triều Nguyễn phong cho các vị thần đã có công lập làng, giữ nước. Đến nay các sắc phong vẫn còn nguyên vẹn. Đây là tài sản vô giá, là minh chứng sống động cho sự tồn tại của đình làng An Nhơn.
Trải qua hai cuộc kháng chiến, ngôi đình xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn giữ được hình dáng cũ. Đến năm 1999, được sự cho phép của chính quyền các cấp, nhân dân trong thôn và bà con xa quê đóng góp công của để trùng tu lại đình trên cơ sở kiến trúc cổ. Trong những năm qua, chính quyền địa phương và bà con nhân dân tiếp tục góp sức bảo quản cũng như phát huy tôn tạo tốt giá trị di tích để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và để Đình An Nhơn mãi là nơi lưu giữ, gắn kết tâm hồn, tình cảm của những người dân trong làng, thôi thúc mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Đảng uỷ phường Điện Phương tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng mô hình Chi bộ 4 tốt”
- Phát động tháng thanh niên năm 2022
- Phường Điện Phương tổ chức Lễ khánh thành trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN phường
- Truyền hình Điện Phương số 01
- HÀNH TRÌNH GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG “TỰ HÀO LỊCH SỬ VIỆT NAM” NĂM 2023